Nâng tầm nhiếp ảnh sản phẩm của bạn

Nhiếp ảnh gia Richard Gary – Là một nhiếp ảnh gia tài giỏi, ông có khả năng cân bằng giữa tính thương mai và tính nghệ thuật trong nhiếp ảnh. Ông đã chụp ảnh cho nhiều tạp chí và thương hiệu nổi tiếng như BlackBook, W, và Zink magazines, Neiman Marcus, và Andrew Morgan Collection…

Vừa qua Fstoppers.com đã có một bài phỏng vấn Richard Gary. Tôi xin lược dịch qua nội dung của bài phỏng vấn này.

 

Fstoppers: Bạn bắt đầu công việc chụp ảnh như thế nào ?
Richard Gary: Tôi bắt đầu giống như nhiều người khác.Lúc học Cao Đẳng, chuyên ngành của tôi không phải là nhiếp ảnh. Nhưng vì ham thích, tôi dành mỗi kì nghỉ hè để thực tập với những nhiếp ảnh gia khác nhau ở Virginia. Một số họ  chuyên chụp ảnh cưới, một số khác thì chuyên chụp chân dung. Sau đó tôi đã kiếm một công việc chụp  ảnh ở viện bảo tàng. Tôi chụp ảnh tại các sự kiện của bảng tàng và hiện vật trong bảo tàng. Công việc đầu tiên này đã giúp tôi làm quen với chụp ảnh tĩnh vật.
Fstoppers: Những concept chụp ảnh tĩnh vật của bạn thật sự đặc biêt, bạn làm sao để có ý tưởng đó và  bạn hãy nói một chút về chụp ảnh những sản phẩm thời trang ?
Richard Gary:Tôi làm việc ở bảo tàng một vài năm và được thăng chức lên làm người quản lý, tôi có thể quyết định ngân sách chi trả thế nào cho công việc chụp ảnh ở đây. Nhưng từ đó thì tôi không còn chụp ảnh nhiều nữa. Một thời gian sau tôi quyết định rời đi vì đó không phải việc tôi muốn làm. Tôi rời Virginia và tới New York  khoảng 11 hay 12 năm về trước. Tôi nghĩ rằng công việc làm người phụ tá  ở đây thực sự giúp cho tôi nhiều điều khi bắt đầu với nhiếp ảnh tĩnh vật.
Tôi đã học được nhiều kỹ năng từ công việc ở viên bảo tàng nhưng khi làm phụ tá cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tôi mới mài dũa những kĩ năng cho riêng mình. Sau buổi chụp ảnh, tôi  yêu cầu những nhiếp ảnh gia cho tôi ở lại một chút để tôi nhìn ánh sáng và tôi vẽ lại thành những biểu đồ. Nếu họ cho phép, tôi sẽ đến vị trí họ vừa chụp ảnh để xem cảm giác của họ thế nào về mọi thứ được đặt trong khung ảnh. Đó là cách mà tôi cảm nhận về ánh sáng, với tôi  ánh sáng không phải chỉ là thứ quan trọng nhất. Nó chính là tất cả.

Fstoppers: Bạn đã làm phụ tá cho ai khi bạn bắt đầu ?
Richard Gary: Công việc  phụ tá đầu tiên của tôi là với Steven Hellerstein. Tôi làm phụ tá cho nhiều người tại một thời điểm bởi về tôi muốn trải nghiệm nhiều hoàn cảnh và tìm hiểu về công việc của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp làm việc tại New York. Tôi cũng đã làm phụ tá cho Rubin, Gregory Heisler, Grant Delin, Elizabeth Watts và Gabriela Penn, tôi đã mất khoảng 3 năm cho việc làm phụ tá. Sau khi có được kiến thức và kỹ năng tôi bắt đầu học tập về  việc kinh doanh để có thể hỗ trợ công vịêc chụp ảnh tôi sau này. Đặc biệt khi làm phụ tá cho IIlan Rubin và Gabriela Penn,  tôi bắt đầu học tập về nhiếp ảnh tĩnh vật, khi xem họ làm việc có gì đó trong tôi xao động, nó còn hơn cả những kỹ thuât mà họ sử dụng để chụp ảnh mà tôi thường ghi lại, nó là cảm giác tuyệt vời không diễn tả được trước mắt tôi ,họ cho tôi một cảm giác tuyệt vời về công việc của chính họ.
Fstopper: Bạn chụp ảnh với gì ? Bạn vẫn còn chụp ảnh phim chứ ?
Richard Gary:Tôi chỉ chụp phim với những dự án của chính tôi. Có vài dự án cá nhân trên trang web của tôi, tôi chụp ảnh về miền Nam Viginia, nơi tôi lớn lên. Lúc bắt đầu tôi đã chụp ảnh với máy ảnh large format và tôi dự định vẫn tiếp tục sử dụng nó. Nhưng khi chụp ảnh quảng cáo thì tôi sử dụng một back P45 của Hasselblad và khi không chụp với Hasselblad tôi sử dụng một chiếc Canon EOS-1 DS Mark III.

Fstopper: Bao nhiêu người hỗ trợ bạn trong việc chụp ảnh, và bao nhiều thời gian bạn bỏ ra cho việc setup ánh sáng ?
Khi tôi thấy bối cảnh, tôi bắt đầu vẽ sơ đồ cho nó. Tôi tự biết nơi mà ánh sáng cần đến khi chụp, vì thế có thể giải thích tới những người phụ tá nơi mà đặt ánh sáng và công suất đèn. Vẽ ra mọi thứ thực sự là cách tiết kiệm thời gian, và nó có thể giúp tôi tìm ra nguyên nhân vấn đề. Tôi thường làm việc với một phụ tá người chỉ làm công việc di chuyển ánh sáng và một sylist. Nếu nó là một buổi chụp lớn với một khách hàng lớn thì tôi sẽ cần thêm nhiều người nữa.  Tôi thật sự không thích quá nhiều người vì ít người sẽ tạo sự thân mật hơn khi làm viêc, đôi khi tôi làm việc chỉ có mình tôi và stylist.

Fstoppers:  Khi bạn chụp mỹ phẩm thì bạn sử dụng đèn như thế nào ?
Richard Gary: Trong nhiều trường hợp, thì tôi sẽ chỉ sử dụng một nguồn sáng chính và một tấm phản sáng.  Hoặc có thể sử dụng hai nguồn sáng đến từ những huớng khác nhau, một vài tấm gương nhỏ hay những miếng phản sáng trắng. Chính những miếng này tạo ra catchlight từ nguồn sáng chính và bù sáng vào nơi mà có ít ánh sáng trên sản phẩm. Đó là việc phân cấp ánh sáng trong chụp ảnh sản phẩm, cốt yếu là làm cho sản phẩm nổi bật.
Fstoppers: Hình ảnh của ông trông sạch sẽ và hoàn hảo, bao nhiêu  việc bạn phải làm cho bức hình và bạn có phải làm điều đó một mình ?
Richard Gary: Cái bạn nhìn thấy trong bức hình tôi hoàn toàn là ánh sáng. Tôi thực sự, thực sự rất quan trọng về ánh sáng. Như hầu hết những nhiếp ảnh gia khác, tôi công gắng tìm kiếm thứ ánh sáng sạch nhất hoàn hảo nhất  mà có thể tìm ra lúc chụp. Công việc xử lý hình ảnh, tôi làm hầu hết ở khâu retouch nhưng tôi cũng có thuê 2 retoucher nếu khối lượng công việc quá nhiều.  Không có nhiều công việc khi xử lý bức ảnh của tôi, hầu như chỉ cần làm sạch  bức ảnh là được.

Fstoppers: Bây giờ bạn chụp cái gì nhiều hơn: ảnh quảng cáo hay là ảnh báo chí  ?
Richard Gary: Hầu như những buổi buổi chụp ảnh của tôi là chụp ảnh quảng cáo nhưng thỉnh thoảng tôi chụp chụp ảnh cho báo. Tôi làm việc khi khách hàng tìm đến tôi và cho phép tôi chơi đùa cùng sản phẩm của họ nhưng vẫn giữ cho họ những giá trị họ cần trong sản phẩm của họ. Tôi may mắn khi bắt đầu thử nghiệm công việc nhiếp ảnh đầu tiên với ảnh tĩnh vật tại tạp chí Zink nơi mà họ cho tôi 100% sự tự do. Họ nói răng “Này Richard, đây là sản phẩm của chúng ta vào mùa xuân. Chúng ta có 6 trang cho nó. Làm việc đi nào !”  Điều đó thật tuyệt vời. Tôi cũng làm việc với nhiều stylist khác nhau.  Những tạp chí tôi công tác như tạp chí BlackBook cũng cho tôi nhiều thử nghiệm.
Fstoppers: Bạn thường làm việc với stylist ? Nó có phải một phần bình thường trong công việc ?
Richard Gary: Tôi làm việc với nhiều stylist và nó khá là thường xuyên. Tôi thích sự hợp tác với họ, nhìn cách họ vẽ ra mọi thứ từ tâm trí của mình. Đôi khi  chỉ chụp những thứ đơn giản, nhưng nếu tôi có thể mang theo một stylist thì tôi sẽ vẫn mang theo.

Fstoppers: Theo ý kiến của ông, cái gì làm nên một  ảnh tĩnh vật hay ảnh sản phẩm tốt ?
Richard Gary: Tôi nghĩ có một điều tượng tự làm hầu hết những hình ảnh được nổi bật. Đó chính là cảm xúc của nhiếp ảnh gia truyền vào bức ảnh. Tôi không nghĩ rằng chụp ảnh chỉ là chụp những gì ở trước mắt bạn hoặc là thể hiện kỹ thuật nhiếp ảnh của bạn. Xem một bức ảnh cũng giống như nghe một bản nhạc, nó đều phải có cảm xúc chứa đựng trong đó, cảm xúc tới từ nhiếp ảnh gia chụp nó. Đó chính là điều thu hút tôi.
Fstopers:  Như vâỵ xét theo khía cạnh đó, làm thế nào để chụp ảnh sản phẩm ? Những sai lầm mà thường thấy ?
Richard Gary: Tôi thì khác biệt tôi sẽ không  đánh gía yếu tố bên ngoài một bức hình. Thông thường, tôi nói rằng mọi người hãy cố gắng thể hiện một ý tưởng nào đó trong bức ảnh, có thể về mặt kỹ thuật nó chưa hoàn hảo nhưng về tôi coi trọng về tầm nhìn của mọi người hơn. Khi đi dạy, tôi làm việc đánh giá những portfolio từ những sinh viên tốt nghiệp FIT, nhìn vào công việc họ làm, tôi thật sự kinh ngạc. Tội nên gọi họ là nghệ sĩ. Tôi nhận ra rằng những nghệ sĩ trẻ đó vẫn đang muốn tạo ra thứ gì đó kỹ thuật không làm được. Họ vẫn tiếp tục chụp, họ luôn chụp và họ nên tiếp tục chụp như thế. Bạn có thể minh hoạ mọi điều trong đầu bạn thông qua ánh sáng và chiếc máy ảnh của bạn.

Fstoppers: Nhiều shoot ảnh của bạn có là một yếu tố mạnh mẽ ảnh hưởng đối với họ. Bao nhiêu ý tưởng nghệ thuật ở trong đó? Những gì truyền cảm hứng cho bạn?
Richard Gary: Những ý tưởng luôn tràn ngập trong đầu tôi, tôi thường vẽ ra hoặc phác thảo sơ bộ về chúng. Khi tôi giảng dạy các sinh viên tôi thường nói với họ rằng họ cần một số cách để viết ra ý tưởng hoặc phác thảo chúng Ví dụ tôi hồi tưởng về câu chuyện về tôi làm dưa giầm lúc nhỏ, tô đã làm một bảng vẽ và vẽ ra chúng. Hầu hết các ý tưởng đều được châm ngòi từ âm nhạc, hội họa, hình ảnh mà tôi nhìn thấy,cảm giác mà tôi cảm nhân được… Thỉnh thoảng tôi thường mở một quyển sách và đọc một câu, Có thể câu đó chả liên quan gì tới câu chuyện quyển sách nói nhưng nó có thể gợi ý cho bạn tới một hình ảnh.
Fstopper: Cái gì là kỹ năng quan trọng nhất mà bất kì một nhiếp ảnh gia nào cũng cần có ?
Richard Gary: Đầu tiên là bạn phải luôn luôn thực hành. Tôi luôn so sánh nhiếp ảnh và âm nhạc. Bạn phải luôn luôn thực hành nếu muốn giỏi. Sẽ là vấn đề nếu bạn có thể tưởng tượng ra một bức ảnh trong đầu của bạn, nhưng bạn không chụp ra nó. Việc học từ những thất bại sẽ giúp cho bạn phá mở cánh cửa và thoát ra khỏi điều đó.Những người phụ tá cũng rất quan trọng, rất nhiều lần họ được cách ly ra vì mỗi người có một suy nghĩ riêng, họ có thể sáng tạo một mình không gây ảnh hưởng đến người phụ tá khác sau đó bạn mới xem xét những ý tưởng. Bạn phải luôn cởi mở trong tâm trí và đặt ý tưởng vào bên trong.

Fstopper: Cái gì là phần tốt nhất trong công việc của bạn ?
Richard Gary:Tôi thích việc sáng tạo nên một bức ảnh. Tôi thích đều đó tôi vẫn có cảm giác lâng lâng mỗi khi tôi thấy một bức ảnh trong đầu tôi và nó xuất hiện thật sự ở ngoài. Đó giống như ma thuật vậy
Fstoppers: Phần khó khăn nhất trong công việc bạn là gì ?
Richard Gary: Đó là khi làm việc với khách hàng, nó là một phần của việc kinh doanh. Việc cố gắng sáng tạo nhiều hơn khi khách hàng tìm đến và tạo cái mà họ muốn xem. Trong khi ngân sách cuả họ không lớn hơn nữa nhưng mà bắt chúng tôi vẫn phải sáng tạo và tạo ra sản phẩm tốt. Đó là một phần không tự nhiên đối với tôi cũng có lẽ đối với nhiếp ảnh gia khác.
Fstopper: Lời khuyên dành cho những người mới bắt đầu ?
Richard Gary: Có thể hãy bắt đầu với công việc của một phụ tá, tôi gọi đó đùa đó “thời kì màu xám”.Khi bắt đầu, một trong những điều quan trọng là cố gắng giữ thấp chi phí và cố gắng nói chuyện với với nhiều người trong những lĩnh vực mà bạn có thể. Nó rất là quan trọng để học và thực hành trong hiểu biết nhiều nhất của bạn. Thậm chí nếu bạn không có tiền và thiết bị, có rất nhiều cửa hàng cho thuê với chi phí không đắt. Và nếu bạn không biết thì luôn hàng tá người những người luôn sẵn sàng nói chuyện về máy ảnh và giúp bạn hiểu biết về nó. Bạn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều người mà bạn đã học. Những trợ lý của tôi, khi bắt đầu, chúng tôi cùng chia sẽ về máy ảnh, về máy in và cả máy vi tính. Chúng tôi  tạo nên một vòng tròn kết nối nhỏ, chúng tôi phụ thuộc vào nhau hướng dẫn lẫn nhau. Sau đó là tiếp tục công việc chụp ảnh và tiếp tục phát triển, sau đó chia sẽ công việc của đến nhiều người càng tốt để bạn nhận được thông tin phản hồi và tìm kiếm các mối quan hệ. Những mối quan hệ,  nó giúp bạn tìm được khách hàng.

 

Tin Liên Quan